Nhóm Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) mới công bố một báo cáo đánh giá khả năng sẵn sàng cho cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0[1].
Theo Dự án Country Readiness "sẵn sàng" được coi là khả năng tận dụng các cơ hội sản xuất trong tương lai, giảm thiểu rủi ro và thách thức, đồng thời linh hoạt đáp ứng các cú sốc có thể có (chưa biết trước) trong tương lai của một quốc gia.
Dự án tập trung chẩn đoán khả năng sẵn sàng cho tương lai hơn là đánh giá hiệu quả sản xuất trong hiện tại, hơn nữa, xem xét mức độ sẵn sàng trung bình của quốc gia, không chỉ ở các khu vực có năng suất cao nhất. Các kết quả từ phân tích định lượng (sử dụng dữ liệu quốc gia có sẵn và khảo sát trực tiếp) và những hiểu biết định tính của các chuyên gia từ những hoạt động tham gia của quốc gia tại Ấn Độ, Mêhicô, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên bang Nga, Nam Phi và 06 nước ASEAN.
Bài viết sau tập trung vào hai nội dung chính, đó là: Phương pháp luận về tính toán “Sự sẵn sàng sản xuất tương lai’; và Đề xuất một số chỉ số nguồn nhân lực mà ngành Giáo dục Việt Nam cần tập trung cải thiện để góp phần nâng cao sự sẵn sàng sản xuất tương lại của quốc gia.
1. Phương pháp luận về tính toán ‘Sự sẵn sàng sản xuất tương lai’
Phần này tóm lược cách thức mà VEF đã sử dụng để tính toán điểm số chẩn đoán sự sẵn sàng sản xuất tương lai của một quốc gia
1.1. Khung chẩn đoán ‘Sự sẵn sàng sản xuất tương lai’
Dự án Country Readiness xây dựng Khung chẩn đoán khả năng sẵn sàng cho sản xuất tương lai của mỗi quốc gia gồm hai hợp phần là “Nền tảng sản xuất” (Structure Production) và “Năng lực chủ động của sản xuất” (Drivers of Production) (xem hình 1):

a) Hợp phần Nền tảng sản xuất
Nền tảng sản xuất của quốc gia phụ thuộc vào quyết định chiến lược của quốc gia trong việc ưu tiên phát triển các ngành nông nghiệp, khai thác mỏ, công nghiệp và dịch vụ. Nền tảng sản xuất được phản ánh bởi hai yếu tố là “sự phức tạp” và “quy mô” của cơ sở sản xuất hiện tại của quốc gia. Quốc gia nào có cấu trúc sản xuất phức tạp và qui mô lớn hôm nay sẽ sẵn sàng hơn cho tương lai vì họ đã có cơ sở để triển khai CMCN 4.0. Trong đó:
• Tính phức tạp: đánh giá sự pha trộn và tính độc đáo của sản phẩm mà một quốc gia có thể thực hiện nhờ vào khối lượng tri thức trong nền kinh tế và cách thức mà những tri thức được kết hợp.
• Quy mô: đánh giá tổng sản lượng sản xuất trong nước (giá trị sản xuất gia tăng) cũng như tầm quan trọng của sản xuất trong nền kinh tế quốc gia (tỷ trọng % giá trị sản xuất gia tăng vào GDP).
b) Hợp phần Năng lực chủ động của sản xuất
Khung đánh giá tính năng động của nền sản xuất gồm 6 yếu tố then chốt, giúp đất nước có thể tận dụng công nghệ mới và cơ hội cho sản xuất tương lai, đó là: Công nghệ và Sáng kiến, Nguồn nhân lực, Thương mại và đầu tư toàn cầu, Khung thể chế, Nguồn lực bền vững và Môi trường nhu cầu. Quốc gia nào hoạt động tốt các yếu tố này được coi là “sẵn sàng hơn” bởi sự kết hợp của các yếu tố sẽ cho phép áp dụng và phổ biến công nghệ để đẩy nhanh việc chuyển đổi hệ thống sản xuất. Ở đó:
• Công nghệ và đổi mới (Technology & innovation): đánh giá mức độ tiên tiến, an toàn và kết nối của cơ sở hạ tầng ICT để hỗ trợ việc áp dụng các công nghệ mới trong sản xuất; đánh giá khả năng thúc đẩy đổi mới và thương mại hóa các sáng kiến tiềm năng ứng dụng sản xuất.
• Nguồn nhân lực (Human capital): đánh giá khả năng quốc gia đáp ứng những thay đổi thị trường lao động sản xuất trong quá trình CMCN 4.0 (vừa xem xét khả năng của lực lượng lao động hiện tại, vừa xem xét khả năng phát triển các kỹ năng, năng lực cho lực lượng lao động tương lai của quốc gia).
• Thương mại và đầu tư toàn cầu (Global Trade & Investment): đánh giá sự tham gia của quốc gia vào hệ thống thương mại quốc tế nhằm tạo điều kiện cho việc trao đổi sản phẩm, tri thức, công nghệ, và thiết lập mối liên kết toàn cầu; đo lường sự sẵn có về nguồn lực tài chính để đầu tư phát triển sản xuất, chất lượng của cơ sở hạ tầng để cho phép sản xuất.
• Khung thể chế (Institutional Framework): đánh giá hiệu quả của các thể chế, quy tắc và quy định của chính phủ đối với việc phát triển công nghệ mới, kinh doanh và sản xuất tiên tiến.
• Tài nguyên bền vững (Sustainable Resources): đánh giá tác động của sản xuất đối với môi trường (bao gồm việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và các nguồn năng lượng thay thế).
• Môi trường nhu cầu (Demand Environment): đánh giá nhu cầu của quốc gia về quy mô sản xuất; đo lường sự tinh vi của cơ sở người tiêu dùng, vì điều này có thể thúc đẩy hoạt động kinh doanh đa dạng và các sản phẩm mới.
Hình dưới đây thể hiện các đặc tính cụ thể của mỗi yếu tố nói trên. Có thể thấy, đặc tính phát triển “Lực lượng lao động tương lai” có liên quan trực tiếp đến giáo dục:

Để có thể đánh giá được khả năng sẵn sàng cho CMCN 4.0, mỗi đặc tính lại tiếp tục được cụ thể hóa thành những chỉ số, với tổng cộng 59 chỉ số được xem như có thể đại diện cho sự sẵn sàng của một quốc gia cho nền sản xuất tương lai.
1.2. Thang điểm chuẩn hóa, trọng số
Điểm cho mỗi chỉ số, đặc tính, yếu tố, và mỗi hợp phần cũng như tổng điểm của tính năng động và nền tảng sản xuất đều được đo theo thang điểm 0-10 (với giá trị lý tưởng tối đa là 10). Các chỉ số đơn được chuẩn hóa bằng cách sử dụng cách tiếp cận tối thiểu, biến giá trị của các chỉ số thành các điểm từ 0 đến 10. Những điểm chuẩn hóa này có thể kết hợp để tạo điểm tổng hợp.
Trong trường hợp giá trị điểm cao hơn tương ứng với sự tồi tệ hơn (ví dụ như rác thải), các chỉ số này sẽ được chuẩn hóa sao cho 10 luôn luôn phù hợp với kết quả lý tưởng. Có những chỉ số, giá trị lý tưởng không nhất thiết phải tương ứng với giá trị lớn nhất (hoặc nhỏ nhất) của thực tế quốc gia.
Mỗi hợp phần “Nền tảng sản xuất” và “Năng lực chủ động của nền sản xuất” có trọng số như nhau. Tính phức tạp có trọng lượng lớn hơn Quy mô trong Nền tảng sản xuất. Các yếu tố của hợp phần “Năng lực chủ động của nền sản xuất” cũng có trọng số khác nhau, xuất phát từ tầm quan trọng tổng thể của chúng đến sự phức tạp về kinh tế.
1.3. Phân nhóm quốc gia
WEF phân tích các yếu tố trên và gộp thành 2 hợp phần định hình một quốc gia là nền tảng sản xuất (lớn hay nhỏ) và năng lực chủ động trong sản xuất (cao hay thấp). Một hệ tọa độ gốc (5,7; 5,7) đã giúp phân chia thành 4 nhóm quốc gia:
- Lãnh đạo (Leading): nền tảng sản xuất lớn và năng lực chủ động sản xuất cao;
- Tiềm năng cao (High Potential): nền tảng sản xuất nhỏ và năng lực chủ động sản xuất cao;
- Di sản (Legacy): nền tảng sản xuất lớn và năng lực chủ động sản xuất thấp;
- Chớm nở (Nascent): nền tảng sản xuất nhỏ và năng lực chủ động trong sản xuất thấp.
Mô tả phân nhóm này cho 100 quốc gia cho thấy Việt Nam thuộc nhóm Chớm nở:

Hình 3.1 là bản đồ sắp xếp vị trí của 75 quốc gia về tính sẵn sàng cho CMCN 4.0 theo 4 nhóm phân loại nói trên. Vị trí của Việt Nam thể hiện là điểm (4,96; 4,93).

Điểm và thứ hạng cụ thể của từng yếu tố của Việt Nam thống kê ở bảng 1 dưới đây, với các trọng số của từng yếu tố trong hợp phần “Năng lực chủ động của nền sản xuất”:
Bảng 1. Trọng số, thứ hạng, điểm số các yếu tố của tính sẵn sàng cho CMCM 4.0
Năng lực chủ động của nền sản xuất
|
Trọng số
|
Thứ hạng/100
|
Điểm/10
|
Công nghệ và đổi mới
|
20%
|
90
|
3,1
|
Nguồn nhân lực
|
20%
|
70
|
4,5
|
Thương mại và đầu tư toàn cầu
|
20%
|
13
|
7,0
|
Khung thể chế
|
20%
|
53
|
5,0
|
Môi trường nhu cầu
|
15%
|
87
|
4,6
|
Nguồn lực bền vững
|
5%
|
39
|
5,2
|
Nền tảng sản xuất
|
Trọng số
|
Thứ hạng/100
|
Điểm/10
|
Phức tạp
|
60%
|
72
|
4,4
|
Qui mô
|
40%
|
17
|
5,8
|
1.4. Các chỉ số nguồn nhân lực
Trong các yếu tố nói trên, “Nguồn nhân lực” là một yếu tố được hình thành và phát triển chủ yếu và trực tiếp từ ngành giáo dục và đào tạo. Tổng cộng có 17 chỉ số về nguồn nhân lực, được phân chia thành 3 nhóm: (i) lực lượng lao động hiện tại, (ii) gìn giữ lực lượng lao động tương lai, và (ii) kết quả đầu ra của giáo dục. Bảng 2 mô tả khái niệm, cách tính toán và cách thu thập dữ liệu cho từng chỉ số này.
Bảng 2. Phương pháp thu thập dữ liệu và tính toán các chỉ số nguồn nhân lực
Lực lượng lao động hiện tại
|
3.01. Tỷ lệ lao động.
|
Tỷ lệ việc làm trong sản xuất so với tổng số việc làm.
|
Việc làm xác định cho người trong độ tuổi lao động, trong khoảng thời gian ngắn nhất định, có 2 loại là: việc làm có trả lương; tự làm việc.
Các lĩnh vực hoạt động kinh tế được xác định theo Phân loại công nghiệp của tiêu chuẩn quốc tế (ISIC), Revision 3 (1990) và Revision 4 (2008). Sản xuất đề cập đến các ngành thuộc lĩnh vực D trong ISIC Revision 3, hoặc C trong ISIC Revision 4.
Số liệu cập nhật từ dữ liệu quốc gia và ước tính của ILO.
|
3.02. Tuyển dụng chuyên sâu.
|
Tổng số người thuộc các nhóm 1, 2, 3 so với tổng số người làm việc.
|
Theo Phân loại Tiêu chuẩn Quốc tế về Nghề nghiệp (ISCO):
ISCO-08: 1 người quản lý, 2 chuyên gia, 3 kỹ thuật viên, chuyên gia liên kết (2007-15);
ISCO-88: 1 nhà lập pháp, cán bộ cao cấp và nhà quản lý, 2 chuyên gia, 3 kỹ thuật viên và các chuyên gia liên kết (2007-15);
ISCO-68: 1 người lao động chuyên nghiệp, kỹ thuật và lao động có liên quan (loại trừ lực lượng vũ trang), 2 công chức hành chính và quản lý, 3 nhân viên văn phòng và người liên quan (năm 2007-08).
|
3.03 Sự tham gia của nữ giới vào lực lượng lao động.
|
Tỷ lệ phụ nữ 15-64 tuổi tham gia vào lực lượng lao động.
|
Tỷ lệ theo tổng số người có việc làm nêu ở 3.01
|
3.04 Số năm học trung bình.
|
Số năm học trung bình của dân số từ 25 tuổi trở lên.
|
|
3.05. Sẵn có nhà khoa học, kĩ sư.
|
Định tính
|
Sự sẵn sang của các nhà khoa học và kỹ sư (1 = không có, … 7 = có sẵn rộng khắp)
|
3.06 Kỹ năng số của người dân.
|
Định tính
|
Mức độ thành thạo các kỹ năng số của người dân (ví dụ: kỹ năng máy tính, mã hóa cơ bản, đọc số) như thế nào? (1 = hoàn toàn không, 7 = rất lớn)
|
Nguồn lao động tương lai
|
3.07 Di cư
|
Số lượng người di cư trong trong 1000 người (nghìn).
|
Lượng di cư (vào và ra) ở quốc gia trong giai đoạn 2010-2015
|
3.08 Thu hút và giữ chân nhân tài.
|
Định tính
|
Là điểm trung bình của 2 câu hỏi khảo sát:
- Mức độ thu hút người tài từ nước ngoài? (1 = hoàn toàn không, 7 = ở mức độ lớn, đất nước thu hút được những người giỏi nhất trên khắp thế giới);
- Mức độ giữ được những người tài (1 = không tốt, 7 = tốt nhất)
|
Kết quả giáo dục
|
3.09 Chất lượng giáo dục đại học.
|
Số trường đại học trong xếp hạng đại học thế giới QS 2018.
|
Tính trong tổng số 972 trường đại học.
|
3.10 Chất lượng giáo dục toán và khoa học
|
Định tính
|
Cách đánh giá chất lượng giáo dục toán học và khoa học (1 = cực kỳ kém, trong số những gì tồi tệ nhất trên thế giới, 7 = xuất sắc, trong những điều tốt nhất thế giới)
|
3.11 Chất lượng đào tạo nghề
|
Định tính
|
Cách đánh giá chất lượng đào tạo nghề? (1 = cực kỳ nghèo, trong số những điều tồi tệ nhất trên thế giới, 7 = xuất sắc, trong số những điều tốt nhất trên thế giới).
|
3.12 Thời gian học tập kỳ vọng.
|
Tổng số năm đi học (từ tiểu học đến đại học) mà trẻ mong đợi nhận được.
|
Dựa trên giả định rằng xác suất đăng ký học của mình vào bất kỳ độ tuổi nào trong tương lai so với tỷ lệ nhập học hiện tại ở độ tuổi đó.
|
3.13 Tỷ lệ học sinh trong giáo dục tiểu học.
|
Số học sinh trung bình cho mỗi giáo viên
|
Dựa trên tổng số học sinh và giáo viên của quốc gia.
|
3.14 Tư duy phê phán trong giảng dạy
|
Định tính
|
Cách đánh giá kiểu/ phong cách giảng dạy? (1 = GV tập trung dạy ghi nhớ, 7 = khuyến khích tư duy sáng tạo cá nhân).
|
3.15 Các chính sách lao động tích cực.
|
Định tính
|
Người thất nghiệp được hỗ trợ tái định cư và tìm việc làm mới thế nào? (1 = không hoàn toàn, 7 = ở mức độ lớn).
|
3.16 Đào tạo tại chỗ.
|
Định tính
|
Là điểm trung bình của 2 câu hỏi khảo sát:
- Chất lượng dịch vụ đào tạo tại chỗ như thế nào? (1 = không có sẵn, 7 = có sẵn rộng rãi).
- Các công ty đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân viên như thế nào? (1 = không hoàn toàn, 7 = ở mức độ lớn).
|
3.17 Các hoạt động tuyển dụng và sa thải.
|
Định tính
|
Quy định tuyển dụng và sa thải nhân viên linh hoạt như thế nào? (1 = không hoàn toàn, 7 = ở mức độ lớn).
|
2. Đề xuất một số chỉ số nguồn nhân lực cần cải thiện đối với giáo dục và đào tạo
Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể tập trung cải thiện phần lớn trong 17 chỉ số nói trên để góp phần nâng cao tính sẵn sàng cho CMCN 4.0 của nền sản xuất. Bảng 3 liệt kê các chỉ số liên quan đến giáo dục (có liệt kê điểm đánh giá và xếp hạng năm 2018 của WEF để dễ đối chiếu) và đề xuất cách cải thiện các chỉ số này trong tương lai.
Bảng 3. Đề xuất cách cải thiện chỉ số nguồn nhân lực thuộc quản lý của ngành Giáo dục
Chỉ số
|
Khái niệm, đánh giá
|
Giải pháp cải thiện
|
Lực lượng lao động hiện tại
|
3.01. Tỷ lệ lao động có việc làm trong sản xuất so với tổng số việc làm.
|
Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động có việc làm, hoặc tự việc làm.
Đánh giá: 14,4 – 28/100
|
Tỷ lệ này VN đạt thứ hạng khá tốt, để có thể đạt tốt hơn đề xuất:
- Cải thiện chất lượng đào tạo (tất cả các trình độ) ở các ngành sản xuất nông nghiệp, khai thác mỏ, công nghiệp và dịch vụ;
- Phát triển khả năng thích ứng với sự biến động thị trường lao động; rèn luyện kỹ năng tìm việc làm/ tự tạo việc làm cho người học.
|
3.03 Tham gia của nữ vào lực lượng lao động.
|
Tỷ lệ nữ 15-64 tuổi trong theo tổng số người có việc làm nêu ở 3.01
Đánh giá: 0,73 – 57/100
|
Tỷ lệ này chưa tốt, đề xuất:
- Trong chương trình, SGK phổ thông chú ý hoạt động hướng nghiệp cho giới nữ ở các ngành sản xuất nông nghiệp, khai thác mỏ, công nghiệp và dịch vụ;
- Tuyển sinh các trình độ đào tạo ở các nhóm ngành nói trên cần ưu tiên chỉ tiêu nữ.
|
3.04 Số năm học trung bình.
|
Số năm học trung bình của dân số 25+ tuổi
Đánh giá: 8 - 74
|
- Tiếp tục chính sách phổ cập tiểu học, THCS đúng độ tuổi; phổ cập THPT và trình độ tương đương ở những nơi có điều kiện;
- Mở rộng cơ sở giáo dục hệ phi chính qui và trung tâm học tập cộng đồng;
- Phổ biến cho toàn dân cách tính số năm đi học theo khung trình độ quốc tế; thu thập dữ liệu quốc gia theo cách tính này.
|
3.05. Sẵn có nhà khoa học, kĩ sư.
|
Mức độ sẵn có nhà khoa học, kỹ sư (1 = không có, … 7 = có sẵn rộng khắp)
Đánh giá: 3,8 - 70
|
- Nâng cao chỉ tiêu đào tạo kỹ sư nông nghiệp, khai thác mỏ, công nghiệp và dịch vụ;
- Công bố hàng năm tỷ lệ, số lượng các nhà khoa học, kỹ sư ở các ngành trên để toàn xã hội am hiểu vấn đề này.
|
3.06 Kỹ năng số của người dân.
|
Người dân thành thạo kỹ năng số như kỹ năng máy tính, mã hóa, đọc số (1 = không, 7 = rất lớn so với thế giới)
Đánh giá: 4,0 - 66
|
- Thúc đẩy việc vận dụng kỹ thuật số trong giáo dục mầm non, phổ thông (từ CT, SGK, quản lý, giảng dạy, thực hành…);
- Phổ cập tin học văn phòng, kỹ thuật số trong tất cả các cấp học và trình độ đào tạo, trong toàn dân;
- Xây dựng khung đánh giá thành thạo kỹ năng số theo chuẩn quốc tế; phổ biến cho toàn dân; thu thập dữ liệu quốc gia theo khung này.
|
Nguồn lao động tương lai
|
3.08 Thu hút và giữ chân nhân tài.
|
- Thu hút người tài từ nước ngoài (1 = không, 7 = lớn so với thế giới);
- Giữ người tài (1 = không tốt, 7 = tốt nhất so với thế giới)
Đánh giá: 3,5 - 44
|
- Thực hiện quan điểm giáo dục phát triển năng lực của người học ở tất cả các cấp học, các trình độ đào tạo;
- Cải thiện quy trình và cách thức tuyển dụng người lao động dựa theo năng lực;
- Cải thiện cơ chế, chính sách thu hút và giữ người tài trong các ngành săn xuất.
|
Kết quả giáo dục
|
3.09 Chất lượng giáo dục đại học.
|
Số trường đại học trong các trường được xếp hạng đại học thế giới QS 2018
Đánh giá: 0 - 75
|
- Có chính sách đầu tư và phát triển trọng điểm cho một số trường đại học dựa theo tiêu chuẩn QS;
- Khuyến khích một số trường đại học khác hướng tới tiêu chuẩn QS.
|
3.10 Chất lượng giáo dục toán và khoa học.
|
Cách đánh giá chất lượng giáo dục toán học và khoa học (1 = cực kỳ kém, 7 = xuất sắc so với thế giới).
Đánh giá 3,7 – 68.
|
- Xây dựng và thực hiện CT giáo dục toán học và khoa học;
- Xây dựng phương thức đánh giá chất lượng giáo dục toán học và khoa học dựa theo khung đánh giá quốc tế;
- Thực hiện phương thức đánh giá chất lượng giáo dục toán học và khoa học ở mọi cấp học và trình độ đào tạo có liên quan.
|
3.12 Thời gian học tập tiểu học và THCS được trẻ kỳ vọng.
|
Xác suất đăng ký học của học sinh vào bất kỳ độ tuổi nào trong tương lai so với tỷ lệ nhập học hiện tại ở độ tuổi đó.
Đánh giá: 12,6 - 79
|
- Đảm bảo tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi 100% ở mọi thời điểm trong tương lai;
- Tăng cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi trẻ;
- Xây dựng hệ thống giáo dục mở đảm bảo: có thể nhập học, thi đầu vào, thi đầu ra,… vào thời điểm mà trẻ sẵn sang.
|
3.13 Tỷ lệ học sinh/ giáo viên ở tiểu học
|
Dựa trên tổng số học sinh và giáo viên của quốc gia.
Đánh giá: 19,2 - 62
|
Giảm dần tỷ lệ học sinh/ giáo viên bằng cách: tăng qui mô trường học, lớp học ở tiểu học.
|
3.14 Tư duy phê phán trong giảng dạy.
|
Cách đánh giá dạy học phâ phán (1 = tập trung dạy ghi nhớ, 7 = khuyến khích tư duy sáng tạo của cá nhân)
Đánh giá: 3,2 - 63
|
- Bổ sung năng lực tư duy phê phán trong chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam;
- Xây dựng khung đánh giá năng lực tư duy phê phán dựa theo khung quốc tế;
- Đánh giá và dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy phê phán.
|
3.16 Đào tạo tại chỗ.
|
Chất lượng dịch vụ đào tạo tại chỗ? (1 = không có, 7 = có sẵn rộng khắp).
- Các công ty đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân viên thế nào? (1 = không, 7 = ở mức độ lớn).
|
- Nâng cao chất lượng đào tạo lại giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý giáo dục;
- Khuyến khích, tạo cơ hội để các công ty, doanh nghiệp, cơ quan sử dụng sản phẩm giáo dục đầu tư vào đào tạo và phát triển học sinh, sinh viên các ngành sản xuất.
|
Nhiều chỉ số trong bảng trên dự kiến là thuộc bộ chỉ số phát triển giáo dục địa phương, sẽ được nghiên cứu cụ thể trong đề tài Xây dựng bộ công cụ đánh giá sự phát triển giáo dục và đào tạo của địa phương, mã KHGD/16-20.ĐT.013, ví dụ:
- Nhóm chỉ số về năng lực quản lý giáo dục cấp địa phương (tham chiếu chuẩn cán bộ quản lý, chuẩn hiệu trưởng) bao gồm chỉ số: 3.16;
- Nhóm chỉ số về năng lực thực hiện giáo dục cấp cơ sở giáo dục (tham chiếu chuẩn nghề nghiệp, chuẩn hiệu trưởng) bao gồm các chỉ số: 3.06; 3.13; 3.14;
- Nhóm chỉ số về các điều kiện của địa phương (tham chiếu chuẩn cơ sở vật chất, nhà trường,...) bao gồm các chỉ số: 3.01; 3.03; 3.04; 3.08; 3.12;
- Nhóm chỉ số về các đầu ra và kết quả đầu ra (tham chiếu chuẩn chương trình) bao gồm các chỉ số: 3.09; 3.10;
Nhóm chỉ số về một số mục tiêu phát triển bền vững sẽ bao gồm chỉ số: 3.05;
[1] WEF. Readiness for the Future of Production Report 2018, the World Economic Forum’s System Initiative on Shaping the Future of Production